TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ SINH TRẮC VÂN TAY


I. SINH TRẮC VÂN TAY LÀ GÌ?

Để tìm hiểu về lý do ra đời của ngành sinh trắc dấu vân tay, chúng ta cần phải quay ngược thời gian trở về thế kỷ thứ XIV. Khi ấy, những người Trung Quốc đã dùng mực bôi đen chân tay để in lên giấy làm dấu hiệu nhận dạng người. Đây được xem là thủy tổ của sinh trắc học vân tay. Sau đó, vào tháng 7 năm 1858, William Herschel – một vị quan người Anh tại Ấn Độ đã dùng phương pháp tương tự để yêu cầu một thương gia bản xứ điểm chỉ lên mặt sau của tờ hợp đồng thay cho lời xác nhận.

Sinh trắc học hay Công nghệ sinh trắc học (tiếng Anh: Biometric) là công nghệ sử dụng những thuộc tính vật lý, đặc điểm sinh học riêng của mỗi cá nhân như vân tay, mống mắt,khuôn mặt… để nhận diện. Đây được coi là công cụ xác thực nhân thân hữu hiệu nhất mà người ta sử dụng, phổ biến vẫn là nhận dạng vân tay bởi đặc tính ổn định và độc nhất của nó.

Qua nghiên cứu và trên thực tế cho thấy dấu vân tay có những đặc tính sau:

Tính riêng biệt: không có ai giống nhau và ở mỗi người thì mỗi vùng, mỗi ngón lại có hình thái, đặc điểm riêng. Theo cách tính toán của một giáo sư để tìm thấy 2 đặc điểm giống nhau phải xét đến 16 vân tay cùng loại; 3 đặc điểm giống nhau phải xét đến 64 dấu vân tay cùng loại; 4 đặc điểm giống nhau phải xét đến 256 dấu vân tay cùng loại; chưa tìm thấy 5 đặc điểm trùng nhau của các dấu vân tay cùng loại. Galton cũng đã nghiên cứu hàng triệu dấu vân tay, khẳng định: đến khi trái đất này có 64 tỉ người, hoạ chăng mới có một sự trùng lặp ngẫu nhiên về dấu vân tay của 2 người khác nhau. Kết luận này ông viết khi trên trái đất mới có 1,5 tỉ người.

Tính ổn định: Dấu vân tay được khởi tạo ở thai nhi vào giai đoạn 13-19 tuần tuổi, đồng thời với sự hình thành các cấu trúc của não bộ. Trong suốt cuộc đời, vân tay chỉ thay đổi kích cỡ phù hợp với sự phát triển thể chất của cơ thể, còn riêng về số lượng đường vân, chiều hướng, hình dạng, vị trí, đặc điểm riêng thì luôn cố định.

Tính phục hồi: khi lớp da ngoài bị tổn thương thì lớp trong sẽ thay thế đủ các hình dạng đường vân như cũ.

Chính cơ sở đó mà dấu vân tay được xem là phương pháp sinh trắc hữu hiệu nhất hiện nay. Dấu vân tay là độc nhất, có tính di truyền, quan hệ mật thiết tới tính cách, hành vi và khả năng của con người.


II. ỨNG DỤNG CỦA SINH TRẮC VÂN TAY?

Các nhà khoa học về vân tay thống kê rất nhiều vân tay trên thế giới và cho ra được các ứng dụng sau:

- Nhận dạng tính cách và tiềm năng của con người
- Tuyển vđv thể thao
- Giáo dục tài năng (Mỹ, Nhật, TQ, Đài Loan, Ấn Độ)
- Nhận dạng (ID)
- Nghiên cứu tội phạm FBI
- Nghiên cứu y học các bệnh lý, hội chứng liên quan đến chủng vân tay


III. MỐI LIÊN HỆ GIỮA VÂN TAY VÀ NÃO BỘ

Bộ não của chúng ta được chia làm hai bán cầu, mỗi bên thực hiện các chức năng khác nhau. Và việc sử dụng nhiều bán cầu não phải hay trái nhiều hơn sẽ quyết định những kỹ năng và sở thích của chúng ta. Hẳn ai trong chúng ta đây đều đã từng nghe rằng, người thuận tay trái thường có xu hướng nghệ thuật và mang tính sáng tạo cao trong khi người thuận tay phải sẽ nghiêng về các môn logic và xử lý vấn đề theo kinh nghiệm. Vâng, đó là một trong những điểm khác nhau về kỹ năng và sở thích do tác động của việc dùng bán cầu não nào nhiều hơn của chúng ta (bán cầu não trái tương ứng với người thuận tay phải và ngược lại). Năng lực bẩm sinh gắn với từng ngón tay:

1. Ngón cái – Thùy trước trán (nhận thức, tính cách, hành vi)
- L1 (ngón cái trái): Nhận thức tinh thần khi giao tiếp, định hướng, tính nhân quả các vận động ngoài bản thân, duy trì tương tác với môi trường (nhất là các mối quan hệ xã hội). Tố chất lãnh đạo.
- R1 (ngón cái phải): Nhận thức về bản thân, về ngữ cảnh giao tiếp, khả năng hoạch định, quản lý, kỷ luật, tự lập. Tố chất tổ chức và quản trị

2. Ngón trỏ – Trùy trán (tư duy, suy nghĩ, ý tưởng, tưởng tượng)
- L2 (ngón trỏ trái): Khả năng liên tưởng, suy tưởng, tư duy không gian, hình dung không gian 3D, khả năng tái tạo bức tranh không gian chi tiết.
- R2 (ngón trỏ phải): Năng lực luận lý, cấu trúc ngôn ngữ, tư duy quy luật, logic, kết nối, phân tishc, quy nạp. Tố chất tư duy lý luận

3. Ngón giữa – Thùy đỉnh (vận động, xúc giác)
- L3 (ngón giữa trái): Sự uyển chuyển, nhịp nhàng vận động toàn cơ thể, tổng hợp thông tin từ các giác quan, thể hiện sự ưa thích với vận động cơ thể
- R3 (ngón giữa phải): Sự tỉ mỉ, khéo léo của đôi bàn tay (viết, chơi nhạc), các thao tác lắp ráp, quy trình, biểu dạt, cảm xúc các cơ trên nét mặt. Kỹ năng vận động tinh

4. Ngón áp út – Thùy thái dương (cảm thụ âm thanh, thính giác, ngôn ngữ)
- L4 (ngón áp út trái): Sự nhạy bén khi cảm nhận các loại âm thanh, nhịp điệu, âm điệu, nhạy cảm với âm nhạc, định vị vật thể qua âm thanh kết hợp hình ảnh
- R4 (ngón áp út phải): Giải mã âm thanh, định hình ngôn ngữ, tạo ký ức âm thanh và truyền đạt ngôn ngữ qua tiếng nói, ký ức các loại hình ngôn ngữ

5. Ngót út – Thùy chẩm (quan sát hình ảnh, xử lý thị giác)
- L5 (ngón út trái): Ghi nhận màu sắc, sự chuyển động của vật thể, độ sáng tối, gắn cảm xúc với hình ảnh. Năng lực cảm thụ hình ảnh, cảm nhận cái đẹp
- R5 (ngón út phải): Khả năng tập trung bằng thị giác, ghi nhớ hình ảnh qua quan sát, so sánh hình ảnh, ước lượng khoảng cách. Tố chất đọc và quan sát


IV. CÁC CHỦNG VÂN TAY

Trong sinh trắc vân tay người ta chia vân tay thành 3 chủng vân tay là Whorl (ĐẠI BÀNG), Loop (NƯỚC) và Arch (NÚI). Mỗi chủng vân tay này lại đại diện cho một nét tính cách đặc trưng riêng biệt. Vị trí chủng vân tay ở mỗi ngón khác nhau cũng sẽ mang một ý nghĩa khác nhau. Để nhận biết các chủng vân tay, bạn hãy đọc bài viết về:
- Cách xác định Core (tâm) và Delta (giao điểm) của vân tay
- Các chủng vân tay thuộc về chủng Whorl - Đại bàng
- Các chủng vân tay thuộc về chủng Loop - Nước
- Các chủng vân tay thuộc về chủng Arch - Núi

Click vào đây để đọc nội dung bài viết "XÁC ĐỊNH CÁC CHỦNG VÂN TAY (ĐẠI BÀNG, NƯỚC, NÚI)"